Văn hóa ứng xử của người Nhật
09-03-2017
Khi đi du lịch Nhật, hoặc bạn đến Nhật với công việc hay định cư, hãy học các ứng xử của người Nhật qua chia sẻ của VisaPM để không phải bỡ ngỡ.
Mỗi một đất nước, mỗi dân tộc, mỗi một vùng miền đều có một giá trị văn hóa và cách thức ứng xử trong cuộc sống khác nhau. Như đất nước Nhật Bản cũng vậy, là một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử, thì những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật Bản là sự kết hợp hài hòa giữa những cái cũ của nền văn hóa lâu đời thời kì Edo với những cái mới tạo nên sự khác biệt trong văn hóa của họ.Văn hoá ứng xử của người Nhật Bản không chỉ thể hiện ý thức của mỗi con người mà còn thể hiện cho nền văn minh của đất nước.
Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về văn hoá ứng xử đáng ngưỡng mộ của người Nhật qua bài viết này nhé.
Văn hoá ứng xử của người Nhật Nơi công cộng và trên các phương tiện công cộng
Khi đi trên thang máy hay thang cuốn thì bao giờ cũng phải xếp hàng, chờ người bên trong ra hết mới bước vào và chỉ đứng một bên của thang cuốn, không dàn hàng hai. Riêng ở Osaka thì mọi người đi bên phải, bên trái dành cho người vội. Còn ở đa số những vùng khác như Tokyo thì ngược lại.
Khi đi tàu điện ngầm, xe bus hay các phương tiện công cộng khác cũng phải xếp thành hàng khi lên tàu, không chen lấn. Nhường đường cho bước xuống trước mới đi lên tàu. Không cố chạy đuổi theo tàu hay đứng cản trở người khác lên tàu, Không ăn uống trên tàu, không ngồi vào ghế ưu tiên nếu không thuộc đối tượng này, nhường ghế cho người già, phụ nữ, trẻ em,…
Không nói to, cười đùa, bật nhạc ầm ĩ. Nếu có thấy người khác làm vậy thì cũng không nên bắt chước theo, không xả rác bừa bãi.
Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
Tắt tiếng điện thoại khi ra ngoài và cũng hạn chế tối đa việc nói chuyện điện thoại.
Văn hóa ứng xử của người Nhật trong giao tiếp
Việc chào hỏi nhau là một nghi thức không thể thiếu ở Nhật. Để đánh giá một con người, người ta thường đánh giá mức cơ bản nhất là biết chào hỏi hay không. Việc cảm ơn và xin lỗi trong mọi trường hợp là điều bình thường ở xã hội Nhật. Ngoài ra, không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình, không dùng ngón tay chỉ vào người khác và ngoài người yêu, vợ, chồng, còn ra, không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ, cãi cọ.
Văn hóa ứng xử người Nhật khi ăn uống
Việc khen một món ăn (dẫu không ngon) trở thành tính cách của họ trong giao tiếp. Cần chú ý khi mời người Nhật ăn. Nhưng ở Việt Nam, ở Nhật (và ở Hàn Quốc) khi ăn các món bún, mỳ, miến mà phát ra tiếng sụp soạp thì không bị coi là bất lịch sự. Khi ăn cơm nên cầm bát cơm trên tay chứ đừng đặt trên bàn rồi cúi đầu xuống ăn, còn việc ngồi trong bàn ăn, không nên tự rót nước, rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh. Trong các nhà hàng ăn tự chọn (buffet), ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Đừng lấy thật nhiều rồi bỏ thừa, như thế sẽ rất không hay, thậm chí bạn có thể bị phạt tiền và ở Nhật không có văn hóa tip (tiền boa), người Nhật sẽ nghĩ bạn đang khinh rẻ họ, số tiền mà bạn chi trả cho dịch vụ nào đó đã bao gồm cả tiền cho nhân viên rồi.
Văn hóa trang phục
Nhật Bản là nơi tự do về ăn mặc, thời trang, quần áo cũng đẹp và rẻ nên thay đổi theo mùa khá dễ dàng, nên mặc đồ sạch sẽ, gọn gàng, hợp phong cách. Và ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực hoặc lưng. Nhưng váy ngắn và quần ngắn thì không sao.
Văn hóa ứng xử nơi ở
Ở Nhật, thường là ở chung cư hay nhà sát nhau, tường thì khá mỏng nên rất dễ gây những tiếng động ảnh hưởng đến xung quanh, thế nên, mọi việc bạn làm đều phải thật nhẹ nhàng và không gây ồn ào. Nhiều nơi ở không cho phép bạn nuôi thú vật hoặc bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền nhất định để nuôi, hãy thật cận thận trong việc mang thú về nhà. Và không nên vức rác bừa bãi, phải vức đúng ngày, giờ và đúng nơi quy định.
Văn hóa tặng quà
Nên tránh tặng những món quà đắt tiền, xa xỉ mà tốt nhất hãy tặng những món quà hữu dụng, có giá trị vừa phải hay những món quà thủ công, mỹ nghệ. Khi đang nhờ người Nhật một việc gì đó, tuyệt đối không được tặng quà. Người Nhật có tính tự trọng rất cao, làm như vậy sẽ cho là hối lộ. Thêm nữa họ rất ngại việc nhận quà rồi mà lỡ không thực hiện được điều được nhờ.
Qua đó cho thấy, nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người đã tạo nên sự phát triển của xã hội về vật chất cũng như tinh thần con người và đất nước Nhật Bản.