Văn hóa cúi chào của người nhật

24-12-2017

Chúng ta thường thấy khi bước vào các cửa hàng, quán ăn, siêu thị của Nhật như Aeon Mall, Mini stop, Hachi Hachi, Daiso Japan, Chiaki BBQ,… khi tất cả nhân viên dù đang làm gì cũng đều dừng tay lại và cúi đầu chào bạn.

Chúng ta thường thấy khi bước vào các cửa hàng, quán ăn, siêu thị của Nhật như Aeon Mall, Mini stop, Hachi Hachi, Daiso Japan, Chiaki BBQ,… khi tất cả nhân viên dù đang làm gì cũng đều dừng tay lại và cúi đầu chào bạn. Tưởng chừng đơn giản nhưng đó là cả một nguyên tắc đấy nhé. Nguyên tắc đó là Ojigi-đổ người từ phần eo về phía trước. Tùy vào địa vị xã hội, quan hệ giao tiếp, giới tính mà Ojigi được chi làm các mức độ khác nhau.

Kiểu Eshaku hay còn gọi là kiểu khẽ cuối chào:

  • Đối tượng chào: người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội.
  • Cách chào: cúi 15 độ khoảng một đến hai giây, hai tay để bên hông.
  • Mục đích: thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng.

- Kiểu Keirei là kiểu cuối chào bình thường. So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn.

·Đối tượng chào: cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn

·Cách chào: Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây.Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

·Mục đích: thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn.

- Kiểu Saikeirei, là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất.

·Đối tượng chào: đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ

·Cách chào: Cúi người 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp.

·Mục đích: biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình. Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản.

Gần đây nhất là khi ông chủ cây xăng người Nhật đội mưa cúi gập người chào khách đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận những ngày vừa qua gây cú sốc văn hóa đối với người Việt, trong khi đó chỉ là nét văn hóa bình thường của người Nhật mà thôi.

Có khi nào sẽ đến lúc những cây xăng Việt Nam sẽ treo băng rôn phản đối đòi “điều kiện cạnh tranh” công bằng như VINASUN phản đối UBER,GRAB không nhỉ???

 

Tin tức liên quan



© Copyright 2019-2024 Visa PM.
0902 644 344 - 090 678 6344