Hướng dẫn bạn kinh nghiệm: Đi tàu điện ngầm Nhật Bản
Khi bạn muốn ghé thăm “Xứ sở hoa anh đào”, để đi lại một cách dễ dàng hơn thì bạn nên đi tàu điện ngầm. Sau đây VisaPM sẽ hướng dẫn các bạn cách đi tàu điện ngầm và một số điều bạn cần lưu ý khi đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản.
Không chỉ tự hào về văn hóa ẩm thực đặc sắc mà Nhật Bản còn khiến chúng ta kinh ngạc trước mạng lưới giao thông hiện đại và chuẩn xác đến từng phút một. Trong đó, hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản là một trong những niềm tự hào của ngành giao thông xứ sở khi mà người Nhật Bản đi tàu điện ngầm còn thường xuyên hơn ăn cơm. Nên nếu bạn đến thăm Nhật Bản thì việc đi lại bằng tàu điện ngầm 2 lần/ 1 ngày là bình thường.
Tra cứu thông tin trước
-
Xác định bạn ở đâu và bạn muốn đi đâu
Bạn muốn đi tàu điện ngầm Nhật Bản thì trước tiên bạn cần biết tàu điện ngầm có các tuyến đường, tuyến tàu nào. Sau đó xác định bạn đang ở đâu, ga tàu gần nhất và nơi bạn muốn đến đi tuyến đường, tuyến số mấy. Sau khi nắm được các thông tin cần thiết đó rồi bạn mới ra ga và mua vé.
-
Bản đồ tàu điện ngầm Nhật Bản
Bản đồ tàu điện ngầm Nhật Bản được đặt tại các sân ga phía trên các máy bán vé tự động hay ngay tại khách sạn của bạn. Bạn nên cầm theo một tấm bản đồ nhỏ để hỏi thăm người dân nếu có thắc mắc hay khó khăn khi di chuyển.
Các trạm tàu điện ngầm Nhật Bản sẽ được đánh dấu bằng kí hiệu với tên trạm bằng tiếng Anh và các màu sắc khác nhau nên chỉ cần tìm theo các dấu hiệu, bạn sẽ tìm được biểu tượng và màu của tuyến đường tàu mình muốn đi.
-
Thời gian di chuyển của tàu điện ngầm Nhật Bản
Trong một ngày, tàu điện ngầm sẽ hoạt động từ 5h sáng tới 1h sáng ngày hôm sau và giờ cao điểm của tàu điện ngầm Nhật Bản là 7h30 – 9h và 17h – 19h mỗi ngày. Nếu đi vào những khung giờ này, không tránh khỏi trường hợp bạn bị chen lấn trong biển người. Hơn nữa bạn nên tập cho mình thói quen đúng giờ vì tàu điện ngầm Nhật Bản đúng đến từng giây.
Giá tàu điện ngầm Nhật Bản
- Giá theo từng loại tàu điện ngầm
-
Tàu thường Local (kakueki-teisha hay futsu-densha): tàu dừng ở tất cả các các ga, có giá tàu tương ứng với khoảng cách
-
Rapid (kaisoku): tàu nhanh bỏ qua một vài điểm dừng. Giá vé không có sự chênh lệch nhiều so với tàu thường.
-
Junkyu (Semi Express,Local Express): tàu có số ga dừng ít hơn tàu thường nhưng nhiều hơn tàu Kaisoku.
-
Express (kyuko): tàu sẽ dừng ở ít điểm hơn cả tàu nhanh. Giá cao hơn so với tàu nhanh cho dù trên cùng 1 tuyến.
-
Limited Express (tokkyu): tàu chỉ dừng ở những ga chính. Giá đắt hơn so với tàu Express, thường rơi vào khoảng 500 đến 4000 yên/1 người/1 lượt, đi trên các tuyến dài, có thu thêm phụ phí đặc biệt ngoài phí sử dụng chung.
-
Super Express (shinkansen): tàu được vận hành dưới sự quản lý của hãng tàu JR, chạy trên những tuyến và làn riêng. Khi đi tàu Shinkansen bạn sẽ phải trả thêm phí ngoài phí sử dụng tàu. Giá của nó thường dao động trong khoảng từ 800 đến 8000 yên/1 người/1 lượt.
- Giá theo các loại ghế tàu điện ngầm
Tàu điện thì thông thường có 2 loại ghế là ghế đặt trước và hạng ghế không đặt trước.
-
Hạng ghế không đặt trước: sử dụng ở tất cả các loại tàu điện như tàu thường, kyuko và tokkyu. Nhưng nếu hết chỗ thì bạn phải đứng. Còn muốn giữ chỗ thì bạn tốn từ 300 - 700 yên.
-
Hạng ghế đặt trước: Một số loại tàu đường dài như shinkansen và một số tokkyu có hạng ghế này. Dĩ nhiên bạn phải tốn thêm tiền để đảm bảo ghế và vị trí mình ưa thích.
-
Ngoài ra, bạn cũng có thêm 2 sự lựa chọn hạng ghế theo toa là ghế thường (ordinary) và ghế xanh hạng nhất (green) ít khách, phục vụ chu đáo. Giá vé đắt hơn giá ghế thông thường từ 30% đến 50%.
Lệ phí đối với trẻ em dưới 12 tuổi bằng một nửa lệ phí người lớn nhưng nếu đi cùng người lớn thì sẽ được miễn lệ phí với 2 trẻ dưới 6 tuổi. Từ trẻ thứ 3 trở đi sẽ phải trả một nửa giá vé người lớn.
Mua vé tàu
Những tuyến đường ngắn quanh trong thành phố, bạn có thể sử dụng thẻ IC để thanh toán, còn đi đường dài thì có thể mua vé tại quầy bán vé nhé.
-
Mua vé tự động
-
Bạn tìm điểm đến và giá vé tương ứng hiện trên bản đồ hiện phía trên máy. Bản đồ này sẽ đưa ra tuyến tàu bạn đi, trạm đến và giá vé được hiển thị ngay cạnh tên các trạm.
-
Tiếp theo bạn đưa tiền vào máy bán vé tự động.
-
Tiếp đến bạn chọn số lượng vé muốn mua.
-
Tiếp theo bạn nhấn vào nút hiển thị số tiền vé mà bạn phải trả để xác nhận và thanh toán.
-
Cuối cùng là lấy vé và nhận lại tiền thừa (nếu có).
Lưu ý:
Khi mua vé tự động thì đôi khi tên các địa điểm chỉ được ghi bằng mỗi tiếng Nhật. Vì vậy, nếu không tìm được điểm đến và giá vé tương ứng thì bạn có thể mua vé có giá rẻ nhất. Sau khi tới điểm đến bạn có thể trả nốt số tiền thiếu còn lại nhé.
-
Mua vé tại quầy bán vé
Bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin như bên dưới:
- Mã số hành khách
- Ngày đi
- Ga khởi hành
- Ga đến
- Hạng ordinary hay green
- Ghế đã đặt trước hay chưa
- Tên chuyến tàu và mã số hoặc giờ tàu khởi hành (Nếu bạn muốn giữ ghế)
Lưu ý:
Trường hợp bạn không nói được tiếng Nhật thì có thể ghi các thông tin cần thiết ra một tờ giấy nhỏ rồi đưa cho nhân viên để họ giúp bạn mua.
Cửa soát vé tự động
Mua vé xong, bạn tiến về phía cổng soát vé để vào khu vực dành cho khách đã soát vé. Tại cổng, bạn đưa vé vào trong khe, bước qua cửa và nhận lại vé ở đầu bên kia (Nhớ lấy lại vé để đến ga đến mình phải dùng lần nữa). Nếu bạn đưa vào trong khe vé đã quá hạn hoặc vé đã sử dụng thì cửa vẫn đóng và còi báo động sẽ kêu lên. Trường hợp này bạn sử dụng thẻ IC thay vé là được.
Nếu trong trường hợp không có cửa soát vé tự động thì các bạn hãy đứng tại đó và chờ nhân viên nhà ga tới đóng dấu là các bạn có thể lên tàu và tới nơi mình mong muốn rồi đó.
Một số điều lưu ý khi đi tàu điện ở Nhật
-
Không hút thuốc trên tàu/tàu điện ngầm
Hút thuốc ở Nhật là bất hợp pháp, bạn có thể bị phạt tiền. Nếu bạn muốn hút thuốc, hãy vào “phòng hút thuốc” hoặc “bên ngoài khu vực hút thuốc”
-
Không nói chuyện điện thoại trên tàu điện ngầm Nhật Bản
Nếu có ai đó gọi điện cho bạn và bạn đang trên tàu thì chỉ cần nói: “Xin lỗi, tôi đang trên tàu, tôi sẽ gọi lại cho bạn khi tôi xuống bến”, rồi tắt máy. Hoặc nếu bạn đang trò chuyện điện thoại trong khi đợi tàu đến thì hãy cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện trước khi lên tàu và nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng.
-
Hãy cẩn thận với mùi cơ thể
Bạn nên sử dụng các chất khử mùi ở những nơi dễ ra mồ hôi như nách, bàn chân giúp bạn hạn chế được mùi khó chịu đồng thời thể hiện sự tôn trọng của bạn với những hành khách khác trên cùng chuyến đi.
-
Nhường chỗ cho người già, người khuyết tật, người bị thương, phụ nữ mang thai hay các em nhỏ
Hi vọng với những hướng dẫn và một số lưu ý các bạn cần nhớ khi đi tàu điện ngầm Nhật Bản, sẽ giúp các bạn sử dụng tàu điện ngầm một cách dễ dàng hơn và ứng xử sao cho phù hợp nhất nhé. Và nhớ theo dõi VisaPM để biết thêm nhiều điều kinh nghiệm cho các chuyến du lịch sắp tới của bạn nhé!